<bgsound src="/Nhac Dieu Buon Phuong Nam.mp3"/> Le Dinh








(Blog dangnba)

































CHUYỆN BA CON KHỈ‏


(Blog dangnba)



Cách đây hơn 400 năm Đền Toshogu ở Nhật Bản, có bức phù điêu tạc hình ba con khỉ. Con thứ nhất lấy hai tay che mắt, con thứ hai lấy hai ngón tay bịt hai lỗ tai, con thứ ba xoè hai bàn tay thật rộng ra để che đủ hết miệng. Con nào con nấy có gương mặt hiền khô nhưng thông minh, hóm hỉnh, đáng yêu. Thành phố Sydney (Australia) có một quán rượu, chủ cửa hàng đặt hình ba con khỉ như vậy ở ngay trên nóc, trước cửa quán. Nhưng ba con khỉ này có gương mặt không được tỉnh táo, trông hơi say say, bên canh có câu châm ngôn:

“See no evils, hear no evils, talk no evils” (Không thấy điều xấu, không nghe chuyện xấu, không nói lời xấu”.

Ở Bắc Kinh người ta bày bán rất nhiều ba con khỉ như vậy bằng chất liệu đồng. Anh bạn tôi mua về để ở phòng khách mỗi khi ai đến chơi anh đều giải thích tư thế của mỗi con. Có lần tôi hỏi:

- Sao ông lại để ba con khỉ này ở đây?

Im lặng một lúc, anh trả lời:

- Đồ khỉ, ông hiểu gia đình tôi làm gì phải giải thích.

Hoá ra cũng là cách để an ủi anh những lúc buồn, anh là giáo viên nay đã nghỉ hưu, vợ anh có cửa hàng lớn mặt phố. Hàng ngày đi đâu, làm gì anh cũng không biết, nhiều lần đi chơi vài ba ngày mới về, được cái anh tiêu tiền thoải mái, nhưng “hạnh phúc” đâu có phải là tiền. Tôi cười và bảo:

- Tuổi già mắt mờ, tai điếc, lưỡi cứng, chẳng cần phải làm như mấy con khỉ.

Anh trừng mắt nhìn tôi và nói:

- Lãnh đạo bây giờ chẳng khác gì mấy con khỉ. Họ làm ngơ, bỏ qua lời góp ý, ngậm miệng ăn tiền, thử hỏi đấy là già à?

Tôi đành thua anh, và hiểu vì sao anh lại để ba con khỉ ở đây.

Trong kinh của đạo Phật không thiếu hình ảnh hài hước, sống động của loài khỉ. Bộ Jataka, truyện tiền thân Đức Phật, kể về câu chuyện Đức Phật đã hiện thân một con khỉ chúa, lấy thân mình nối với sợi dây treo thành một chiếc cầu dây để cứu cả đàn thoát chết qua cơn hồng thuỷ. Đó là hình ảnh thật cao đẹp mà trong một kiếp đời khỉ đã làm.

Trong bộ tiểu thuyết nổi tiếng Trung Quốc - Tây Du Ký tác giả Ngô Thừa Ân phỏng tác theo bộ Đại Đường Tây Vực Ký của Tam Tạng Pháp sư Trần Huyền Trang, đã diễn tả hình ảnh Tôn Ngộ Không - một con khỉ hết sức tài hoa, biểu hiện cá tính một cách sống động, ngang ngược, thẳng thắn, trung thực mà trẻ con và người lớn đều yêu thích.

Chư vị Tổ sư nhận thấy loài khỉ lăng xăng, nhảy nhót nên mượn hình ảnh này sánh cho tâm thức của con người là “tâm viên, ý mã” (Tâm như con khỉ chuyền cành, ý sinh diệt liên tục như con ngựa dong ruổi ngoài đồng). Đó là hình ảnh so sánh ví von để cho những người tu hành biết nhược điểm của tâm mà điều phục cho được thuần hóa. Quay lại bộ ba con khỉ mà dân gian để lại thật là thâm thuý. Mỗi con thểhiện một phong cách: Con bịt tai, con bịt mắt và con bịt miệng. Nó được làm bằng sành, sứ hay đúc bằng đồng. Đó là một hình ảnh gợi cảm vừa mang tính giáo dục vừa mang tính triết lý sống trong cuộc đời.

Hình ảnh con khỉ bịt tai, không có nghĩa là không nghe gì cả, nhưng nó cảnh báo rằng, chuyện đời chẳng phải là dễ nghe. Mọi người ai cũng muốn nói điều gì cho mình có lợi và hay dùng lời tọc mạch để đâm thọc người này, bêu xấu người kia, luôn nhìn sự sai trái, kém cỏi ở khắp mọi nơi. Cho nên bịt tai là không nghe những chuyện thị phi làm bận lòng mình, lại không khéo gây phiền hà đến người khác. Xưa có tích Vua Nghiêu tìm đến mời Hứa Do ra làm quan cả 9 châu. Hứa Do không muốn nghe bèn ra bờ sông Dĩnh Thủy rửa tai. Bấy giờ, Sào Phủ đang dắt trâu xuống bờ sông thấy thế hỏi:

- Vì cớ gì mà bác phải rửa tai như vậy?

Hứa Do thuật chuyện, Sào Phủ liền gò cổ trâu lại mà nói rằng:

- Ta toan cho trâu uống nước đây, e lại bẩn cả miệng trâu.

Nói đoạn họ Sào dắt trâu lên quãng sông trên cho trâu uống nước.

Con khỉ thứ hai bịt mắt, bịt mắt không phải là để che bụi mỗi khi ra đường. Bịt mắt là để đừng nhìn đời bằng con mắt thiển cận hay thành kiến, chẳng thế mà Cụ Nguyễn Du đã viết “Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”. Những người khiếm thị thèm khát được nhìn thấy ánh sáng, một ước mơ nhỏ bé. Các cụ vẫn bảo “giàu hai con mắt” thế mà lại để mất đi. Khi không ưa hoặc không thích một công việc ta không tránh khỏi có cái nhìn sai về nó, oán trách giận hờn vô cớ. Nhìn đâu cũng chỉ thấy màu hồng hoặc đen tối.

Hình ảnh con khỉ thứ ba bịt miệng, không phải người khác bịt miệng như bức ảnh ở tỉnh nọ, mà chính mình bịt miệng mình. Miệng là một cơ quan vô cùng quan trọng trong việc giao tiếp. Nhờ có cái miệng mà ta đến được với nhau, trao gửi lời yêu thương, giận hờn. Uốn lưỡi để được lòng lãnh đạo, nạt cấp dưới để tăng uy quyền. Nhưng chính nó cũng gây không ít phiền toái, cổ ngôn có câu: “Họa tùng khẩu xuất, bệnh tùng khẩu nhập”. Nhưng những lời răn này cần cho ta suy nghĩ, để mỗi khi nói điều gì không đem họa đến cho mình và người khác, ăn những món nào không gây ảnh hưởng đến sức khỏe và bệnh tật.

Đây là kinh nghiệm mà người xưa đã chắt góp nên bài học cho hậu thế. Dẫu không phải là một giải pháp tốt nhất, nhưng ít ra nó cũng giúp mọi người tập cho mình có thói quen nhẫn nhịn để giữ được thái độ ôn hòa trong giao tiếp chuyện trò hoặc quan hệ công việc với người khác. Khi giận, chúng ta tuôn lời ra cho hả dạ hay nghe một câu nói trái tai liền gây mất hòa khí dẫn tới chẳng còn tình nghĩa. Trong giao tiếp, điều đó thật vôcùng tối kỵ vì nó chẳng lưu lại một sự tao nhã nào để gây ấn tượng tốtđẹp.

Ở đồng bằng Nam Bộ người ta rất quý trọng chiếc cầu khỉ, nối hai bờ kênh vì hàng ngày đã đem lại bao lợi ích cho họ. Bản chất của con khỉ là nhanh nhẹn, hài hước nhiều gánh xiếc rong ngày xưa những chú khỉ là nhân vật chính để tồn tại mỗi khi về vùng quê biểu diễn, hay mấy ông bán thuốc cũng lấy con khi làm mấy động tác để quảng cáo. Dân gian đã chọn con khỉ là một trong mười hai con giáp, nhưng không hiểu sao các bạn trẻ bây giờ rất sợ sinh con vào năm Thân, có phải vì tuổi Thân là vất vả, chẳng mấy được hạnh phúc.Thật tội nghiệp!



(Blog dangnba)














Free Web Template Provided by A Free Web Template.com